Trong thời đại 4.0, rất nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc đầu tư áp dụng công nghệ trong kinh doanh Bất Động Sản. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch bệnh hiện nay, ứng dụng công nghệ đang dần trở thành xu hướng đối với nhiều nhà đầu tư. Liệu sự thay đổi này đem lại những khó khăn và cơ hội gì, hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Công nghệ được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp lớn
Năm 2020, ứng dụng công nghệ cho Bất Động Sản được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng, cụ thể:
Tập đoàn Hưng Thịnh đã công bố chi 10 triệu USD cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và kinh tế học nền tảng vào thị trường bất động sản (proptech) với nhiều tham vọng. Công ty cho biết họ đã chuẩn bị rất nhiều cho nền tảng trực tuyến này và tin rằng điều sẽ được thị trường đón nhận, kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 30.000 – 50.000 nhà môi giới chuyên nghiệp tham gia nền tảng này ngay trong năm đầu tiên ra mắt thị trường.
Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (Cen Land) triển khai sớm hơn việc áp dụng công nghệ, cho ra mắt ứng dụng bán hàng trực tuyến Cenhomes.vn, và đã đạt được khoảng 14.000 giao dịch trong năm 2020, tăng gấp 5 lần so với năm 2019
Vào tháng 4/2020, Công ty cổ phần Vinhomes cũng ra mắt sàn giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Online, với đầy đủ tiện ích như một sàn giao dịch thực thụ. Theo thống kê của công ty, đã có hơn 7.600 căn hộ được bán qua sàn trực tuyến này, lượng truy cập trung bình đạt 6.000 lượt/ngày. Ngoài ra, Vinhomes còn cho ra mắt ứng dụng Vinhomes Resident tích hợp vào ứng dụng VinID và hệ sinh thái Vingroup, hơn 60.000 chủ sở hữu bất động sản Vinhomes đã tải xuống và đăng ký.
Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp khác như Sunshine Group, Linkhome, Gamuda Land cũng đã và đang phát triển ứng dụng công nghệ vào việc kinh doanh của mình.
2. Ưu thế mà xu hướng này đem lại
Việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh Bất Động Sản đang làm thay đổi thị trường, giúp nhiều doanh nghiệp đạt được thành công hơn bởi tính thuận tiện trong quá trình giao dịch.
Công nghệ trong Bất Động Sản giúp đưa ra thông tin các dự án một cách trực quan, kết nối giữa người mua và người bán, tạo tính minh bạch khi tất cả thông tin về dự án được công khai, khiến cho khách hàng dễ dàng tìm hiểu, so sánh và kiểm chứng. Vì vậy, không những hiệu quả và tốc độ làm việc được nâng cao mà còn giảm thiểu được nhiều chi phí và nhân lực.
Không chỉ đối với nhà đầu tư mà khách hàng cũng là những người có được lợi ích trong xu hướng này. Họ sẽ có thể giản lược thời gian tiếp cận, giảm chi phí giao dịch, dễ dàng nhìn nhận dự án rõ ràng hơn.
3. Thách thức cần vượt qua
Bên cạnh những ưu điểm của các ứng dụng công nghệ, có rất nhiều vấn đề còn vướng mắc.
Nhiều khách hàng có tâm ý e ngại thực thực hiện các giao dịch qua ứng dụng bởi tính minh bạch. Giá trị của bất động sản không hề nhỏ, cộng thêm các yếu tố về văn hóa, tâm linh, phong thủy… khiến người mua nhà luôn có nhu cầu “sờ tận tay, xem tận mắt”.
Đối với doanh nghiệp, các ứng dụng sử dụng trên máy tính hay ứng dụng di động vẫn còn nhiều hạn chế khi sử dụng trong thực tế, có vô số bản cập nhật liên tục khiến các ông chủ doanh nghiệp đau đầu giữa các lựa chọn. Bên cạnh đó, chi phí không hề rẻ khi áp dụng kỹ thuật công nghệ vào quy trình vận hành doanh nghiệp.
Mỗi phương pháp, cách làm đều mang những lợi ích và nhược điểm riêng, doanh nghiệp cần tìm hiểu và áp dụng đúng để đạt được thành công như mong đợi.
✔️NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ dành cho Khóa 03 Chương trình đào tạo Mini-MBA Bất động sản chuẩn Quốc tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam.
🌟Xem thêm thông tin: tại đây