Tính thanh khoản là yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm và cân nhắc khi đầu tư vào một dự án bất động sản, sản phẩm có tính thanh khoản cao sẽ được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn. Vậy tính thanh khoản bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào và làm sao để lựa chọn bất động sản có tính thanh khoản cao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thanh khoản là gì?
* Tính thanh khoản, tiếng anh gọi là Liquidity, chỉ mức độ lưu động của một sản phẩm/tài sản bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.
Hiểu một cách đơn giản, tính thanh khoản là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc một sản phẩm.
* Thanh khoản bất động sản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của bất động sản đó. Tính thanh khoản bất động sản thể hiện ở chỗ: nếu bạn đang có một sản phẩm mà muốn bán gấp thì có bán được luôn không, hay nói cách khác là sản phẩm bất động sản đó có chuyển đổi thành tiền mặt ngay được không?
Tính thanh khoản là tiêu chí quan trọng khi bạn muốn đầu tư vào bất động sản với phần lớn nguồn vốn đi vay. Nếu sản phẩm bất động sản không có tính thanh khoản tốt thì sẽ lâu phát sinh doanh thu, khiến nhà đầu tư gánh nợ lãi suất ngân hàng mà sản phẩm thì không tăng giá.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của sản phẩm bất động sản
Khi đầu tư vào một dự án hay sản phẩm nào đó, nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của bất động sản, từ đó lựa chọn được loại hình đầu tư phù hợp với bản thân.
Yếu tố chính ảnh hưởng đến tính thanh khoản của bất động sản là Cung – Cầu. Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp dự án được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng nhưng do không đáp ứng được nhu cầu, xu hướng của người mua nên không có thanh khoản tốt. Hệ quả là không chỉ thiệt hại đến nhà đầu tư, khách hàng mà còn đến doanh nghiệp và cả thị trường bất động sản.
Dự án đáp ứng được nhu cầu ở thực thường phải đảm bảo được những yếu tố sau:
– Vị trí đẹp, tiện di chuyển, kết nối với các khu vực khác
– Hệ thống cơ sở hạ tầng tốt
– Hệ thống tiện ích phong phú, nổi bật
– Thương hiệu chủ đầu tư
– Môi trường sống trong lành, xanh – sạch – đẹp, cộng đồng dân cư ổn định, dân trí cao, văn hóa, văn minh…
3. Cách làm tăng tính thanh khoản cho dự án bất động sản
– Đầu tư xây dựng thương hiệu: Nhà đầu tư trước khi xuống tiền thường tìm hiểu rất kỹ về chủ đầu tư của dự án đó, xem xét tên tuổi, độ uy tín, tiềm lực tài chính cũng như những dự án trước đó của chủ đầu tư này.
– Nghiên cứu nhu cầu thực của thị trường: Khi dự án thu hút được những khách hàng có nhu cầu ở thực, đảm bảo chất lượng thì không cần lo về tính thanh khoản. Trên thực tế có không ít dự án chú trọng đầu tư hạ tầng nên dù giá bán cao thì vẫn đông người mua, thanh khoản rất tốt. Ngược lại, nhiều dự án dù được thổi giá nhưng không đáp ứng nhu cầu ở thực mà chỉ để nhà đầu tư thu lời trước mắt thì khi cơn “sốt” qua đi, nhà đầu tư rất khó bán lại, thậm chí phải chấp nhận “chôn vốn”.
– Đầu tư cảnh quan môi trường, hệ thống tiện ích nội ngoại khu: Đây là những yếu tố tạo nên giá trị riêng biệt và sức hấp dẫn cho các dự án bất động sản, giúp thanh khoản dự án tốt hơn khi chủ đầu tư tung sản phẩm ra thị trường. Nhất là với những dự án chung cư, người mua thường đặc biệt quan tâm đến vấn đề tiện ích nội, ngoại khu. Do đó, bạn cần đánh giá xem hệ thống tiện ích có phong phú, đa dạng hay không, có đáp ứng được nhu cầu của cư dân hay không, có đem đến một môi trường sống tốt đẹp và phù hợp không
4. Làm sao để chọn dự án có tính thanh khoản cao?

Ảnh minh họa
– Nhà đầu tư nên có kiến thức và cái nhìn sâu rộng về thị trường bất động sản, hiểu rõ thanh khoản là gì qua đó đầu tư đúng phân khúc thị trường đang có nhu cầu cao, thanh khoản tốt.
– Tìm hiểu về chủ đầu tư của dự án: Cần tìm hiểu các thông tin về năng lực tài chính, uy tín, kinh nghiệm hoạt động, thông tin dự án mà chủ đầu tư cung cấp có đầy đủ, minh bạch không, thái độ của chủ đầu tư khi người mua đặt câu hỏi về dự án như thế nào….
– Nghiên cứu kỹ hồ sơ pháp lý dự án, ưu tiên những dự án có pháp lý đầy đủ, hoàn thiện, chủ đầu tư công khai và minh bạch các giấy tờ như: Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định cấp đất, cho thuê đất của dự án, Giấy phép xây dựng (trừ những trường hợp được miễn theo Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014), Văn bản chấp thuận đầu tư (nhằm đảm bảo sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc đầu tư xây dựng dự án căn hộ của chủ đầu tư đó), biên bản nghiệm thu đã hoàn thiện xong phần móng dự án…
– Xem xét tiến độ, chất lượng công trình dự án, hệ thống tiện ích, dịch vụ trong dự án có đảm bảo tính đồng bộ không, hệ thống các đại lý môi giới bất động sản của dự án đó có chuyên nghiệp hay không, hỏi những người đi trước xem họ đánh giá về dự án này như thế nào
TỔNG KẾT
Tính thanh khoản của bất động sản sẽ dựa theo nhu cầu của người mua, vì vậy khi muốn đầu tư vào bất động sản với phần lớn nguồn vốn đi vay, bạn cần chọn những sản phẩm có vị trí đẹp, hạ tầng tốt, tiện ích nổi bật… để có thể giảm những rủi ro không mong muốn về tài chính.
✔️NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ dành cho Khóa 03 Chương trình đào tạo Mini-MBA Bất động sản chuẩn Quốc tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam.
🌟Xem thêm thông tin: tại đây