Đó là một ngày làm việc bình thường, các nhân viên của bạn đang chăm chỉ làm việc, trả lời mail, lên ý tưởng, chăm sóc và tư vấn khách hàng,… Tất nhiên, đó là những điều mà bạn cảm thấy hài lòng. Mọi việc có vẻ như là ổn, tuy nhiên thay vì làm việc thực sự chăm chỉ, có bao nhiêu người đang cố gắng làm đẹp cho sơ yếu lý lịch của họ để rồi một ngày sẽ từ bỏ công việc hiện tại đến một môi trường làm việc khác? Để giữ chân nhân viên của mình, các nhà lãnh đạo cần tìm hiểu những nguyên do khiến họ muốn rời đi. Nhiều người thường nói “ nhân viên không bỏ việc, họ bỏ sếp”, điều này có thể đúng trong vài trường hợp. Tuy nhiên, vẫn có những nhân viên muốn ở lại làm việc dù sếp của họ không phải người giỏi nhất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Cen Academy tìm hiểu những nguyên nhân khiến nhân viên quyết định cống hiến hoặc rời bỏ công việc hiện tại của họ.
1. Thiếu những chương trình đào tạo
Sự hỗ trợ đúng cách từ nhà quản lý là nền tảng vững chắc nhằm đảm bảo sự gắn bó và thành công của nhân viên và doanh nghiệp. Một trong những sự hỗ trợ thiết yếu nhất ánh cho nhân viên là các khóa đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân viên.
Trên thực tế, quá trình đào tạo sẽ hiệu quả hơn khi người quản lý tham gia trực tiếp vào quá trình quá trình học hỏi hoặc phát triển của nhân viên. Tuy nhiên, nhà quản lý thường không đủ thời gian và nguồn lực để cùng thực hiện với đội ngũ khi có quá nhiều việc phải hoàn thành.
Bằng cách áp dụng những cách dưới đây, việc lãnh đạo và huấn luyện nhân viên sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhân viên không chỉ coi việc đào tạo là cơ hội phát triển, mà còn mong muốn chia sẻ kiến thức của họ với đội ngũ để cùng áp dụng nó vào công việc một cách hiệu quả.
– Xây dựng các tiêu chí về việc nội dung tham gia đào tạo / huấn luyện và khuyến khích nhà quản lý tham gia vào các quyết định đó.
– Cung cấp tình huống kinh doanh để đào tạo / huấn luyện cùng với kết quả dự kiến và tác động đến kết quả kinh doanh cho nhân viên.
– Đưa ra các mối liên hệ cụ thể giữa kết quả học tập, con đường sự nghiệp và nguyện vọng vai trò công việc, làm nền tảng là chọn lựa phong cách lãnh đạo phù hợp.
– Mở các buổi giới thiệu tổng quan về nội dung đội ngũ nhân viên sẽ được đào tạo với các nhà quản lý của họ.
2. Áp lực công việc

Nhân viên thường gặp vấn đề stress khi làm việc
Áp lực trong công việc là điều mà nhân viên nào cũng gặp phải. Do đó, doanh nghiệp của bạn cần có những phương pháp giúp nhân viên tìm thấy niềm đam mê của họ và muốn tận hưởng công việc.
Các nhà lãnh đạo có thể sử dụng những giải pháp dưới đây để giảm áp lực cho nhân viên của mình:
– Luôn tương tác và sẵn sàng giúp đỡ nhân viên: Chủ động liên hệ và trao đổi với cấp dưới, hỏi thăm họ về tình hình công việc, họ đang cảm thấy công việc như thế nào, có cần mình hỗ trợ gì hay không là cách mà nhà quản lý thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ nhân viên để đảm bảo kết quả tốt nhất cho công việc.
– Cân nhắc về KPI và phân công công việc của nhân viên: Linh hoạt phân công nhiệm vụ cho nhân viên là cách nhà quản lý giúp cho nhân viên của mình giải quyết tình trạng “quá tải” trong khi làm việc. Nếu như nhà quản lý thấy được rằng một phần nhiệm vụ của nhân viên có thể giao cho ai đó khác đảm nhiệm được thì nên có sự điều chỉnh phân công để ai cũng có thể hoàn thành với kết quả tốt nhất, đồng thời giảm bớt căng thẳng, áp lực đáng kể.
– Quan tâm và động viên nhân viên kịp thời: Tạo cơ hội cho nhân viên được nghỉ ngơi sau khi đi công tác dài ngày hoặc sau một khoảng thời gian tập trung hoàn thành dự án sẽ giúp cho nhân viên của bạn được giải tỏa căng thẳng, sốc lại tinh thần cho những nhiệm vụ công việc tiếp theo.
3. Lãnh đạo thiếu niềm tin vào nhân viên
“Những người lãnh đạo thiếu niềm tin vào nhân viên sẽ giám sát trên quy mô lớn, liên tục đặt những thắc mắc về quyết định của nhân viên cũng như yêu cầu nhân viên phải có sự phê duyệt của họ thì mới được làm tiếp. Nhưng thường thì những nhân viên giỏi họ sẽ không cần mức độ giám sát “quá đà” này. Thay vào đó, họ hy vọng được làm việc trong môi trường nơi họ được tin tưởng và trao quyền tự quyết. Lãnh đạo thiếu tin tưởng nhân viên thường tạo ra môi trường làm việc nhiều hạn chế, khiến nhân viên mệt mỏi, căng thẳng và không thể làm tốt nhất khả năng bản thân cho phép […] Nếu bạn muốn thu hút và giữ nhân viên giỏi, hãy tin tưởng, hướng dẫn, hỗ trợ và để họ tỏa sáng.”
– Ashley Cox, Chuyên gia phát triển lãnh đạo, Sáng lập viên của SproutHR
4. Không được công nhận
Lý do chính khiến nhiều nhân viên giỏi rời đi là do họ không được đánh giá cao. Điều này được thể hiện dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như họ được trả lương thấp, họ không nhận được phản hồi tích cực khi hoàn thành tốt công việc, họ bị thất hứa, đặc biệt là những khoản tiền thưởng cuối năm, họ bị phớt lờ những những khiếu nại hợp lệ và những đề xuất thay đổi hợp lý. Khi lãnh đạo mắc phải những sai lầm này cũng là lúc những môi trường làm việc khác sẽ dần thu hút những nhân viên giỏi về với họ.
Việc thiếu sự công nhận hiệu quả mà nhân viên mang lại sẽ làm giảm đi động lực làm việc mỗi ngày. Gây sự hoang mang không biết là họ đã làm tốt và cần phải thay đổi những gì. Hãy cung cấp những đánh giá và công nhận thành tích của họ để nhân viên của bạn có thể duy trì và nỗ lực hơn nữa.
5. Thiếu cơ hội thăng tiến

Mọi nhân viên đều tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong công việc
Hầu hết nhân viên đều mong muốn phấn đấu, tiến lên phía trước, tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiếm thật nhiều thu nhập. Nếu như họ không được trao các cơ hội tăng tiến, không được tăng lương thì họ sẽ tìm một môi trường khác để phát triển sự nghiệp, nơi mà họ sẽ được cung cấp những phúc lợi đó.
6. Môi trường làm việc kém
Môi trường làm việc luôn là tiêu chí hàng đầu mà các ứng viên quan tâm mỗi khi xin việc, ngay cả các nhân viên đã làm việc lâu năm, được làm việc trong một môi trường tốt sẽ giúp họ phát huy tối đa khả năng sáng tạo và cống hiến cho doanh nghiệp.
Môi trường làm việc không tốt sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên, điều này sẽ khiến họ tự đặt câu hỏi về sự cống hiến của mình, từ đó cảm thấy họ sẽ hạnh phúc hơn nếu làm việc tại công ty khác.
TỔNG KẾT
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới mọc lên và phát triển, do đó, người lao động sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho công việc của mình. Các công ty từ đó cũng cần có những chiến lược để thu hút, sử dụng và giữ chân nhân tài để đưa doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn. Bạn có thể tham khảo cách quản trị nguồn nhân lực, phân tích và phân bổ nguồn lực hiệu quả thông qua khóa học đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh bất động sản G.R.E.E – Mini MBA của Cen Academy tại đây!
✔️NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ dành cho Khóa 03 Chương trình đào tạo Mini-MBA Bất động sản chuẩn Quốc tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam.
🌟Xem thêm thông tin: tại đây