Tại các thành phố lớn hiện nay, tình trạng người dân từ các tỉnh, thành phố lân cận chuyển đến đây sinh sống và làm việc ngày càng tăng, điều đó kéo theo quỹ đất ngày càng thị thu hẹp. Do đó, việc xây dựng thêm nhiều chung cư là điều tất yếu xảy ra tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… Đây là lý do chính khiến loại hình này thu hút các nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, con đường đầu tư vào căn hộ chung cư không hề dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Cen Academy tìm hiểu những sai lầm của các nhà đầu tư khi mua căn hộ chung cư để có thể tránh được những rủi ro không đáng có nhé!
1. Đầu tư theo phong trào
Tâm lý đám đông, sự hào hứng nôn nóng khiến người mới đầu tư bất động sản căn hộ chung cư chưa tìm hiểu kỹ càng đã vội dốc tiền vào dự án..
Những lời mời gọi với chương trình ưu đãi khủng, chiết khấu cao, nhiều lợi ích trước mắt dễ hấp dẫn nhà đầu tư mới, khiến họ chưa nghiên cứu các chỉ số cơ bản: sản phẩm, tiến độ thanh toán, giá cả, hiệu quả sinh lời… đã vội ra quyết định.
Nhà đầu tư “đón sóng quá sớm” dễ xác định sai tiềm năng của bất động sản căn hộ. Dự án căn hộ đó có thể không tạo giá trị gia tăng, tiềm năng phát triển chậm khiến tiền bạc đổ sông đổ biển và dòng vốn của bạn sẽ bị chôn vùi.
Để tránh sai lầm, nhà đầu tư mới cần phải thực địa, khảo sát chi tiết, phân loại căn hộ/chung cư cao cấp, trung cấp, bình dân dựa trên các yếu tố về cơ sở hạ tầng, tiện ích, mật độ dân cư.
2. Đợi săn nhà giá rẻ

Ảnh minh họa
Mua được một món BĐS phù hợp là cách đầu tư an toàn nhất thế giới – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nhận định như thế khi so sánh BĐS và những kênh đầu tư khác.
Sự an toàn theo cách nói của vị Tổng thống Mỹ là khoản lời lớn từ cho thuê hay mua bán bởi BĐS luôn là một trong những sản phẩm giữ giá tốt nhất, kể cả trong những giai đoạn khó khăn.
Báo cáo mới đây của The Economist đã chỉ ra điều ấy khi bất chấp khó khăn từ dịch Covid-19, giá BĐS tại các nước trên thế giới phần lớn vẫn có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, trong suốt thời gian từ khi đại dịch bùng phát, câu hỏi được nhiều người đặt ra là khi nào BĐS xuống đáy. Thế nhưng, thực tế đã cho câu trả lời ngược lại là giá nhà đất tăng liên tiếp trong 3 quý năm 2020.
Hy vọng đợi nhà giá rẻ là mong ước ngày một xa vời bởi tại Việt Nam, nguồn cung đang sụt giảm mạnh. 9 tháng năm 2020, thị trường chung cư Hà Nội chỉ có 10.700 căn mở bán mới, sụt giảm kỷ lục tới 61% so với cùng kỳ năm 2019(theo báo cáo quý 3 của CBRE). Đầu tư sớm vào BĐS bởi thế mới thực sự là cách tiết kiệm tiền và đầu tư khôn ngoan.
3. Không chú trọng tới các giá trị mềm của căn hộ
“Giá trị mềm” của một dự án căn hộ được hiểu là giá trị của hệ sinh thái xung quanh căn hộ đó, bao gồm tiện ích: hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, công viên, cảnh quan thiên nhiên, cây xanh…
Những người mới đầu tư bất động sản thường mắc phải sai lầm khi chỉ chú ý tới giá trị thật của căn hộ (giá trả cho chi phí xây dựng, thiết kế) mà quên mất giá trị mềm hay hệ sinh thái xung quanh.
Giờ đây, người người nhà nhà mua căn hộ để trải nghiệm, tận hưởng cuộc sống chứ không đơn thuần “để ở”. Do đó, hãy lựa chọn đầu tư những dự án căn hộ có có giá trị mềm cao với hệ sinh thái đầy đủ, dịch vụ tốt
4. Không sử dụng đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng vốn vay thay vì 100% vốn tự có. Như lời của chuyên gia địa ốc Brandon Turner viết trên Forbes: “Sử dụng hiệu quả các khoản vay trả góp để cho thuê cũng giống như bạn mua một tài sản siêu giá trị mà không thật sự phải chi trả đồng nào cho nó cả. Vì thế, chúng là những phi vụ siêu lợi nhuận”.
Đòn bẩy tài chính vốn dĩ là con dao hai lưỡi, một mặt giúp tối ưu dòng tiền của những nhà đầu tư thiếu vốn, một mặt tạo ra áp lực rủi ro nợ nần.
Tuy nhiên, khi quyết định đầu tư bất động sản, đặc biệt là tham gia vào các dự án mua bán chung cư căn hộ thì không tránh khỏi những lúc phải vay vốn.
Trong rất nhiều trường hợp, đây còn là cách để hưởng ưu đãi lãi suất với những hỗ trợ lớn từ chủ đầu tư và ngân hàng. Thời gian qua, khi dòng tiền của người mua bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp lớn đã có chính sách hỗ trợ lãi suất và ân hạn nợ gốc đến 24 tháng. Đó là sự chia sẻ lớn với người mua nhà và rõ ràng, sử dụng đòn bẩy tài chính không hề là rủi ro như suy nghĩ của nhiều người.
Việc cực đoan từ chối hay quá kỳ thị đòn bẩy tài chính là một trong những sai lầm các nhà đầu tư non trẻ không nên mắc phải.
5. Không kiểm tra “giấy khai sinh” của dự án
Lỗi dễ mắc của nhiều người là dễ tin vào những phối cảnh hoành tráng của dự án và lời mật ngọt rót vào tai. Bởi vậy, điều đã được những chuyên gia trong nghề nhắc đi nhắc lại là người mua phải tìm hiểu rõ lai lịch khu đất, hồ sơ pháp lý của dự án, chủ đầu tư là ai, năng lực tới đâu, tiến độ xây dựng một số công trình khác của cùng chủ đầu tư rao sao, điều khoản hợp đồng cụ thể là gì,…
Thực tế, vì đặt niềm tin sai chỗ mà rất nhiều người, tới tận bây giờ vẫn ngày ngày nơm nớp lo giang hồ tới tranh giành đất vì bị nợ sổ đỏ hay thậm chí bỏ tiền 5-7 năm mà chưa được về ở.
Bởi thế, lời khuyên vàng được nhắc nhở khi mua nhà là tìm những dự án có thương hiệu, những chủ đầu tư lớn có uy tín trên thị trường để tránh rủi ro không đáng có.
Trên đây là những sai lầm dễ mắc phải khi đầu tư vào căn hộ chung cư, hy vọng nó sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có và đạt được thành công như mong đợi
✔️NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ dành cho Khóa 03 Chương trình đào tạo Mini-MBA Bất động sản chuẩn Quốc tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam.
🌟Xem thêm thông tin: tại đây