Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, ngày càng có nhiều người nước ngoài sang Việt Nam làm việc và sinh sống. Chính vì thế, nhu cầu thuê nhà ở của họ cũng tăng mạnh và điều này trở thành một khía cạnh kinh doanh “béo bở” của các nhà đầu tư. Vậy cho người nước ngoài thuê căn hộ cần chú ý những điểm gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Điều kiện cho thuê
Về điều kiện của các bên tham gia giao dịch cho người nước ngoài thuê căn hộ chung cư, Nhà nước có quy định ở Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
Về bên cho thuê căn hộ chung cư: Phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật. Nếu bên cho thuê là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu là tổ chức phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Về bên thuê căn hộ chung cư: Là cá nhân nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (bao gồm cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam) và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Để cho người nước ngoài thuê căn hộ chung cư, căn hộ phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư
– Phải là căn hộ khép kín
– Bảo đảm chất lượng, an toàn cho người thuê căn hộ chung cư
– Không có tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu, quyền sử dụng căn hộ chung cư
– Bảo đảm cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khá
2. Quy trình cho thuê

Cần tuân thủ đúng quy trình cho thuê
* Đăng ký kinh doanh: Dù căn hộ cho thuê chỉ có 1, 2 phòng ngủ thì khi cho người nước ngoài thuê cũng phải đăng ký kinh doanh. Chủ nhà cần lên UBND nơi có căn hộ chung cư cho thuê để đăng ký
* Kê khai và nộp thuế: Khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ cho thuê căn hộ chung cư phải nộp thuế môn bài và kê khai mã số thuế để cơ quan thuế kiểm soát được hoạt động kinh doanh của chủ cho thuê
* Tiến hành lập hợp đồng: Sau khi bên cho thuê căn hộ chung cư và khách thuê đồng thuận tiến tới giao dịch, phải lập hợp đồng. Hợp đồng phải gồm các nội dung sau:
– Tên và địa chỉ của các bên.
– Mô tả đặc điểm của nhà ở.
– Giá thuê và phương thức thanh toán.
– Thời gian giao nhận nhà ở, thời hạn cho thuê nhà.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Cam kết của các bên.
– Các thỏa thuận khác.
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
– Chữ ký của các bên (nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của người ký)
* Khai báo tạm trú tạm vắng cho khách thuê: Sau khi người nước ngoài đã ký kết hợp đồng thuê nhà thì chủ nhà phải tiến hành là thủ tục tạm trú, tạm vắng cho người nước ngoài tại cơ quan Công an theo quy trình sau đây:
– Xuất trình hộ chiếu, tờ khai xuất nhập cảnh, hứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện có thị thực).
– Khai vào bản khai tạm trú theo mẫu.
– Lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú và nộp tại Công an xã phường.
– Lưu giữ phiếu khai báo tạm trú cùng danh sách người nước ngoài tạm trú để xuất trình khi có yêu cầu.
3. Hướng dẫn hạn chế rủi ro

Nên ghi rõ các quy định trong hợp đồng để tránh rủi ro
Trong kinh doanh, rủi ro là điều rất dễ xảy ra, vì vậy cần nắm vững những kiến thức và có cách hạn chế để tránh những rủi ro không đáng có.
Hợp đồng cho cần làm rõ các vấn đề sau để hạn chế rủi ro:
– Quy định về mục đích sử dụng căn hộ chung cư
– Giới hạn số lượng người ở trong căn hộ chung cư
– Yêu cầu đặt cọc
– Lập biên bản bàn giao chi tiết hiện trạng căn hộ chung cư
Đối với những hợp đồng cho thuê nhà có giá trị cao càng đòi hỏi tính pháp lý chặt chẽ. Do đó, trong những trường hợp này, bên chủ cho thuê nên chủ động tham khảo ý kiến của luật sư về soạn thảo nội dung hợp đồng.
✔️NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ dành cho Khóa 03 Chương trình đào tạo Mini-MBA Bất động sản chuẩn Quốc tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam.
🌟Xem thêm thông tin: tại đây