Bạn nghĩ gì khi nghe đến thương hiệu McDonald’s. Những chiếc bánh hamburger thơm ngon và hấp dẫn đúng không? Không hề, chính ông chủ McDonald đã từng khẳng định “Chúng tôi không kinh doanh burger, chúng tôi kinh doanh bất động sản.”
❓ Vậy hãy thử hỏi những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS mà xem, chắc chắn bạn sẽ nhận được một đáp án khác cực kì bất ngờ: “McDonald’s là một trong những công ty BĐS lớn nhất thế giới.”
Ngạc nhiên quá phải không, chính ông chủ McDonald đã từng khẳng định “Chúng tôi không kinh doanh burger, chúng tôi kinh doanh bất động sản.”
Không những vậy, câu chuyện của McDonald còn khiến giới bất động sản phải ngả mũ phục sát đất khi những con số đáng nể dần được hé lộ.
👑 Theo số liệu năm 2014, doanh thu của McDonald từ bất động sản những năm 2009 đến 2014 là 6,11 tỷ đô la.
👑 Năm 2019, tổng giá trị bất động sản mà McDonald’s nắm giữ lên đến 39 tỷ USD, biến thương hiệu này thành hãng kinh doanh nhà đất lớn thứ 5 thế giới.
Vậy, ông trùm đồ ăn nhanh McDonald’s đã kinh doanh BĐS như thế nào?
🔶 Tương tự như những chuỗi đồ ăn nhanh khác như Subway hay Burger King, hãng McDonald’s mở rộng nhanh chóng nhờ chiến lược nhượng quyền thương hiệu thay vì tự mở các chi nhánh. Khoảng 85% số nhà hàng mang tên McDonald’s có chủ sở hữu là những người ký hợp đồng nhượng quyền, thuê tên thương hiệu với chuỗi đồ ăn nhanh này.
Nghe đến đây nhiều người sẽ lầm tưởng McDonald’s dựa chủ yếu vào việc thu phí bản quyền, nhượng quyền thương hiệu. Thế nhưng chiến lược của chuỗi đồ ăn nhanh này lại tinh vi hơn nhiều.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành bất động sản, các cửa hàng của McDonald’s đều sở hữu những vị trí đắc địa như góc hai mặt tiền hay trên những con đường lớn sầm uất. Hãng không chỉ đơn thuần việc thuê một mặt bằng để kinh doanh mà họ sẽ đàm phán để thuê mua hoặc nhờ một đối tác tài chính đứng vào hỗ trợ để mua lại toàn bộ mặt bằng này.
Với uy tín của mình, McDonald’s dễ dàng vay được vốn từ ngân Hàng. Như vậy họ chỉ cần bỏ ra 1/3 số tiền để mua lại bất động sản đó. 2/3 số tiền còn lại, ngân hàng hay các đối tác tài chính sẽ cho vay.
Số tiền lãi cộng với lợi nhuận hàng tháng sẽ được trả bằng chính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của McDonald’s. Điều thú vị là sau vài năm, McDonald’s dần trả hết nợ và sở hữu được những khu đất này. Với tính chất tăng giá theo thời gian của bất động sản, tổng giá trị của McDonald’s cũng tăng theo.
Đối với những chủ sở hữu nhượng quyền, họ sẽ buộc phải ký kết hợp đồng kinh doanh theo tiêu chuẩn của McDonald’s, qua đó trả phí nhượng quyền và tiền thuê đất theo hợp đồng. Bất cứ ông chủ nào muốn từ bỏ cuộc chơi cũng sẽ được McDonald’s loại trừ và tìm kiếm một đối tác mới.
Tất nhiên, hãng cũng phải duy trì tiêu chuẩn, hình ảnh và doanh thu cho những đối tác này để gián tiếp thu lợi cho vay vốn kinh doanh bất động sản.
Khi danh tiếng và tổng tài sản của McDonald’s đi lên, hãng sẽ nhận được những khoản vay ngày càng ưu đãi từ ngân hàng và cứ thế như một quả cầu tuyết, công ty liên tục mở rộng.
💎 💎 Và đó chính là sự ra đời của một mô hình kinh doanh với dòng tiền kép đầy sức mạnh, cả từ dòng tiền từ kinh doanh quán McDonald’s, cho đến dòng tiền từ BĐS cho McDonald’s thuê, và cả từ trị giá của miếng đất đó tăng lên nhiều lần khi có McDonald’s đứng trên nữa. McDonald’s đúng như vậy, đó không chỉ là công ty bán bánh Burger, họ còn là một công ty BĐS có số má trên thế giới.
🤔🤔 Bạn nghĩ sao về chiến lược kinh doanh bất động sản tài ba này? Hãy cùng chia sẻ cảm nghĩ của mình với CEN ACADEMY nhé!
———-
📢 📢 Để được tiếp cận và phân tích sâu hơn về các chiến lược thông minh như mô hình của McDonald’s, còn chờ gì nữa mà không nhanh tay đăng kí tham gia R.E.P – chương trình đào tạo ngành bất động sản hàng đầu theo chuẩn Hoa Kỳ.