Văn hóa doanh nghiệp được coi là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới, cạnh tranh, thu hút nhân viên và khách hàng của tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là sợi dây gắn kết giữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu các cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp đỉnh cao từ các thương hiệu nổi tiếng.
1. Chế độ nghỉ thường niên của Netflix và LinkedIn
Netflix, LinkedIn và nhiều công ty khác cho phép nhân viên của mình nghỉ thường niên không giới hạn. Ở Mỹ, số ngày nghỉ phép trung bình hàng năm của nhân viên là 10 ngày trong năm đầu tiên và tăng lên 15 ngày sau 5 năm làm việc. Tại một quốc gia có số ngày nghỉ ít ỏi như vậy, việc Netflix và LinkedIn đưa ra kỳ nghỉ hàng năm không giới hạn như một đặc quyền cho nhân sự khiến nhiều người ngạc nhiên.
Kể từ khi thành lập, Netflix đã có chính sách đặt trọng tâm vào công việc của nhân viên hơn là thời gian họ làm việc. Nhân viên được nghỉ phép không giới hạn để giúp họ cân bằng cuộc sống của mình nhiều hơn và thể hiện sự tin tưởng của công ty đối với nhân sự. Số ngày nghỉ phép của người lao động không được theo dõi nên người lao động có thể nghỉ phép theo ý muốn.
LinkedIn bắt đầu áp dụng chế độ nghỉ phép hàng năm không giới hạn vào năm 2015 với chương trình Discretionary Time Off. Thay vì số ngày nghỉ theo hợp đồng, nhân viên có thể làm việc với người quản lý của họ để quyết định nghỉ bao nhiêu ngày và khi nào nghỉ.
2. Chế độ chăm sóc sức khỏe nhân viên của Google, Microsoft và Whole Foods Market
Theo khảo sát, có đến 89% nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp có hỗ trợ các gói dịch vụ sức khỏe sẽ giới thiệu về nơi mình làm việc đến những người khác. Việc cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe mang đến lợi ích cho cả người sử dụng lao động và nhân sự.
Một số doanh nghiệp cung cấp các phúc lợi như bữa trưa miễn phí và phòng tập thể dục cho nhân viên. “Ông lớn” Google thực hiện tất cả những điều này và nhiều hơn thế nữa trong khuôn viên làm việc của họ. Google đã được Comparably bình chọn đứng đầu về về văn hóa công ty toàn cầu vào năm 2021. Tập đoàn này giành chiến thắng khi cung cấp dịch vụ mát-xa miễn phí, chăm sóc và trị liệu thần kinh cột sống, chăm sóc y tế tại chỗ.
Tại Microsoft, công ty không chỉ chi trả các chi phí gym & fitness cho nhân viên mà còn cung cấp các lựa chọn thực phẩm lành mạnh tại các quán cà phê trong khuôn viên.
Công ty còn cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe miễn phí cho nhân sự và gia đình của họ. Nhân viên sẽ được kiểm tra các căn bệnh như tim mạch và tiểu đường, cũng như nhận được lời khuyên chăm sóc sức khỏe từ các dược sĩ và bác sĩ tại chỗ
Chuỗi siêu thị đa quốc gia Whole Foods Market mang đến gói chăm sóc sức khỏe có tên là Total Health Immersion Program dành cho nhân sự của mình. Các nhân sự được chọn sẽ được đi nghỉ mát trong thời gian một tuần. Mọi chi phí sẽ được công ty chi trả, đối với vợ/chồng của nhân viên cùng tham gia, công ty sẽ chi trả 50% mức chi phí.
3. Chế độ nghỉ lễ và giảm giá dịch vụ của Moz, Airbnb và Southwest Airlines
Moz là công ty tuy không cung cấp thời gian nghỉ phép hàng năm không giới hạn, nhưng Moz cung cấp thời gian nghỉ có lương bốn tuần, cao hơn nhiều so với mức trung bình cho nhân sự của mình.
Hơn thế nữa, Moz còn khuyến khích nhân viên đi du lịch và đi nghỉ hàng năm. Công ty cung cấp cho nhân viên chi phí kỳ nghỉ 3.000 đô la mỗi năm.
Các nghiên cứu cho thấy một kỳ nghỉ có thể làm giảm căng thẳng, áp lực và khiến con người hạnh phúc trong 45 ngày. Đây là một trong những lý do tại sao Airbnb cung cấp cho nhân viên một gói phúc lợi mỗi năm trị giá 2000 đô la để chi tiêu cho một chuyến đi đến bất kỳ địa điểm nào dành cho nhân viên của mình.
Làm việc cho các công ty hãng hàng không cũng là cách tốt nhất để đảm bảo rằng nhân sự được nghỉ phép hàng năm. Nhân viên tại Southwest Airlines và người thân của họ có thể bay miễn phí hoặc nhận được thẻ khách để bạn bè của họ có cơ hội tham gia. Nhân viên của United Airlines cũng được đi du lịch miễn phí ở mọi nơi họ bay và chỉ phải trả thuế.
4. Chế độ đào tạo nhân viên tại AT&T và Big Three

Ảnh minh họa
Một yếu tố không thể bỏ qua khi nói về văn hóa doanh nghiệp, đó là chế độ đào tạo cho nhân viên.
AT&T là công ty viễn thông lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ, hàng năm AT&T chi đến 220 triệu USD vào đào tạo nội bộ mỗi năm. Mỗi năm nhân viên của công ty được đào tạo gần 20 triệu giờ, giúp nhân viên nâng cao kỹ năng, năng lực và phát huy hết tiềm năng của mình.
AT&T thậm chí còn có trường đại học của riêng mình, giảng dạy các chương trình lãnh đạo và quản lý, đồng thời cung cấp các “Nanodegree” ngắn về các kỹ năng kỹ thuật số như phân tích dữ liệu và phát triển web, được cung cấp với sự hợp tác của Udacity.
Có rất nhiều công ty cung cấp các chương trình phát triển khả năng lãnh đạo MBA. Các công ty cung cấp các chương trình phát triển MBA hàng đầu bao gồm Amazon, Microsoft, AB InBev và GSK. Các công ty tư vấn quản lý Big Three như Bain, BCG và McKinsey, cũng đầu tư rất nhiều vào việc đào tạo những nhân sự tuyển dụng.
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng, đòi hỏi lãnh đạo cần có sự tinh tế và thiết thực, tạo môi trường tốt nhất cho nhân viên của mình. Vậy doanh nghiệp của bạn đã xây dựng được văn hóa như thế nào, hãy chia sẻ cùng Cen Academy nhé!
✔️NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ dành cho Khóa 03 Chương trình đào tạo Mini-MBA Bất động sản chuẩn Quốc tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam.
🌟Xem thêm thông tin: tại đây