Dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến nhiều phân khúc bất động sản bị điêu đứng. Tuy nhiên, sau nhiều biến động, bất động sản công nghiệp phía Bắc vẫn tiếp tục thu hút khách hàng, đặc biệt là tại các khu vực như Bắc Ninh, Hưng Yên…
Phân tích chung về thị trường, ông John Campbell, Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam cho rằng, tính theo khu vực thì phía Bắc nhận được phần lớn các khoản đầu tư mới đăng ký vào lĩnh vực sản xuất lên đến 1,97 tỷ USD, chiếm 64% thị phần. Tiếp theo là khu vực phía Nam với 728 triệu USD, tương đương 23% và khu vực miền Trung thu hút 395 triệu USD, khoảng 13%. Còn nếu xét theo các tỉnh thì Bắc Giang có số vốn đăng ký mới cao nhất với 589 triệu USD, theo sau là Quảng Ninh với 569 triệu USD và Bắc Ninh với 222 triệu USD. Đại diện khu vực phía Nam là Bình Dương đứng ở vị trí thứ 4 với 208 triệu USD.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Miền Bắc đã thu hút được nhiều khoản đầu tư, giá đất công nghiệp tại các khu vực như Bắc Giang, Bắc Ninh. Trong khi đó, một số phân khúc bất động sản khá như cho thuê lại có dấu hiệu chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo báo cáo, giá đất tại khu vực công nghiệp phía Bắc vẫn giữ nguyên ở mức 107 USD/m2 trên chu kỳ thuê vào quý II, vẫn tăng 5.9% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này chỉ chậm lại hơn so với quý I năm nay.
Lý giải cho việc này, Savills cho rằng, các khu vực như Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh là nơi có tiềm năng phát triển công nghiệp lớn nên vẫn thu hút được nhiều khảo đầu tư dù thị trường chung đang khó khăn.

Khu công nghiệp ở Bắc Giang (Ảnh minh họa)
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng hàng loạt địa phương đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất xây dựng KCN mới, để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong những năm tới. Đơn cử, tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt các KCN mới đa ngành Triệu Phú 529 ha, KCN Quảng Trị 481,2 ha; tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang hoàn thiện dự án KCN Sông Lô, Tam Dương 1, Thái Hoà-Liên Sơn-Liên Hoà hơn 500 ha; tỉnh Đồng Nai đã công bố kế hoạch xây dựng 3 KCN mới rộng 6.475 ha; tỉnh Long An dự kiến sẽ có dự án KCN mới giá trị 59 triệu USD tại huyện Đức Hoà.
Sức hấp dẫn của bất động sản công nghiệp còn thể hiện qua hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), khi thị trường chứng kiến một số thương vụ M&A mới trong những tháng đầu năm 2021 như: Công ty TNHH Boustead Projects đã đạt được thỏa thuận mua lại 49% cổ phần trong Công ty CP Công nghiệp Logistics KTG & Boustead. Sự hợp tác này có thể mang lại 13 tài sản bất động sản công nghiệp với khoảng 840.000 m2 diện tích đất và khoảng 550.000 m2 tổng diện tích cho thuê; hay ESR Cayman Limited (Công ty BĐS hậu cần lớn nhất tại châu Á-Thái Bình Dương) và Công ty CP Phát triển công nghiệp BW cũng đã liên doanh phát triển 240.000 m2 diện tích bất động sản công nghiệp tại KCN Mỹ Phước 4 gần TP Hồ Chí Minh…
Các chủ đầu tư đang tập trung đẩy mạnh phát triển các khu vực nhà ở, dịch vụ thương mại bên trong các khu công nghiệp. Đặc biệt, các dự án này sẽ thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài do nước ta có nền chính trị ổn định, môi trường kinh doanh tốt, vị trí địa lý phù hợp, lực lượng lao động trẻ dồi dào, năng động…
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng sẽ phát triển các khu công nghiệp chất lượng cao, đặc biệt là phương án tích hợp yếu tố nhà ở trong khu công nghiệp như: bố trí nhà ở, chỗ nghỉ cho công nhân.Bên cạnh đó, còn cung cấp các dịch vụ chất lượng về bán lẻ, giáo dục, giải trí nhằm phục vụ nhu cầu của công nhân.
✔️NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ dành cho Khóa 03 Chương trình đào tạo Mini-MBA Bất động sản chuẩn Quốc tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam.
🌟Xem thêm thông tin: tại đây